Viết CV như thế nào cho đúng chuẩn ?

0
350

Chắc hẳn một điều là khi chuẩn bị xin việc thì việc đầu tiên các bạn làm đó là lên “Gút gồ” và search ngay: ” Cách tạo CV xin việc”, ” Các tạo CV đơn giản”, “Nên viết gì trong CV”,… Thế nhưng kết quả trả về là “16.000.000 kết quả tìm kiếm”. Vậy đâu sẽ là nguồn thông tin chính xác nhất cho các bạn? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Phần 1: Cách trình bày CV và những lưu ý khi tạo CV

Phần 2: Hướng dẫn gửi CV qua email thành công

Phần 3: Các mẫu CV và Phần mềm tạo CV nhanh nhất.

 


 

Phần 1: Cách trình bày CV

  1. Phần thông tin cá nhân:

Bao gồm các thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc. Các thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ với bạn nếu họ thấy phù hợp.
Nên:
– Địa chỉ email nghiêm túc, đang sử dụng thường xuyên.
– Để ảnh phù hợp với vị trí ứng tuyển, lịch sự và nhìn thấy khuôn mặt trực diện.
Không nên:
– Dùng email thiếu nghiêm túc. Ví dụ: heo_xinh_xinh@gmail.com
– Không dùng ảnh seflie, ảnh thiếu ánh sáng hay chụp nửa mặt, quay lưng.

  1. Phần Mục tiêu nghề nghiệp:

Mục tiêu nghề nghiệp là phần giới thiệu về những định hướng, mong muốn trên con đường phát triển sự nghiệp của bạn. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên biết lên kế hoạch và có mục tiêu rõ ràng cho sự nghiệp.

Nên:
– Đề cập đến vị trí mong muốn ứng tuyển hoặc công ty ứng tuyển.
– Nên có mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu lâu dài để nhà tuyển dụng thấy được việc hoạch định tương lai của bạn và những mong muốn tương lai.

Không nên:
– Viết mục tiêu chung chung như làm việc trong môi trường năng động, có thể học hỏi được nhiều…
– Sao chép mục tiêu của người khác hoặc trên mạng xã hội để bỏ vô phần của mình.

  1. Phần học vấn:

Tóm tắt ngắn gọn về quá trình học tập của bạn bao gồm thời điểm nhập học, tốt nghiệp, tên trường, chuyên ngành và thông tin mô tả thêm như điểm trung bình (GPA).
Nên:
– Đề án nghiên cứu khoa học nếu có…(có liên quan đến vị trí ứng tuyển).
– Một số khoá học nâng cao kỹ năng, đào tạo nghiệp vụ (nếu có).
Không nên:
– Đưa quá trình học tập từ cấp 1, cấp 2.

  1. Phần kinh nghiệm làm việc:

Trình bày về quá trình làm việc của bạn đã từng làm việc công ty nào, đảm nhận vị trí nào, trách nhiệm chuyên môn là gì ? Mô tả ngắn ngọn về công việc chính, súc tích nhưng đầy đủ. Đồng thời, đưa ra thành tựu và kỹ năng hoặc kinh nghiệm đạt được trong quá trình làm việc. Đây là phần quan trọng nhất trong một CV xin việc, bởi qua phần này thể hiện rõ được bạn có khả năng như thế nào và phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không?

Nên:
– Liệt kê theo thứ tự thời gian, công việc làm gần đây nhất nêu trước các công việc trước đó.
– Đưa ra minh chứng cụ thể, hoặc số liệu xác thực ( ví dụ doanh thu tăng bao nhiêu %, kiếm về bao nhiêu khách hàng …).
– Chọn lọc các công việc ghi trong CV, nên có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển.
Không nên:
– Nêu các công việc làm ngắn hạn (nhỏ hơn 6 tháng) ngoại trừ khoá thực tập.
– Đưa quá chi tiết những công việc nhỏ nhặt như (in tờ rơi, pha trà, ….).
– Mô tả dài dòng, không phân chia ý.

  1. Phần hoạt động ngoại khoá:

Nếu bạn mới ra trường hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm để viết vào CV, thì mục hoạt động ngoại khoá càng quan trọng, bởi nó thể hiện sự năng động và tiềm năng của bạn như thế nào. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên năng nổ, nhiệt tình và giàu lòng nhân ái.

Nên:
– Liệt kê các hoạt động cộng đồng, thiện nguyện.
– Nêu vai trò, trách nhiệm của bản thân trong các hoạt động đó.
Không nên:
– Liệt kê các hoạt động giải trí cá nhân, theo sở thích.

  1. Phần kỹ năng:

Nhà tuyển dụng thường chú trọng xem xét và đánh giá các kỹ năng của bạn có phù hợp với vị trí mình ứng tuyển không hoặc thông qua các kỹ năng để đánh giá trình độ và khả năng có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không?

Nên:
– Nhờ những người có uy tín, học vị hoặc cấp trên xác nhận thông tin giúp bạn.
– Nêu đầy đủ thông tin người tham chiếu bao gồm: họ tên, email, số điện thoại.
Không nên:
– Nêu thông tin không chính xác người tham chiếu.

* Lưu ý: Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ không chấp nhận được lỗi viết sai chính tả, trình bày sơ sài về mặt nội dung. Hãy cẩn thận nhé!


Phần 2: Những lưu ý khi viết CV

Để nộp đơn ứng tuyển thì các bạn có thể nộp đơn qua nhiều kênh, nhưng có 2 kênh phổ biến nhất hiện tại đó là 1) Nộp đơn trực tiếp trên các website tìm việc hoặc trên website công ty và 2) Gửi hồ sơ qua email cho nhà tuyển dụng.

Việc gửi hồ sơ qua email nghe chừng rất là dễ, nhưng vẫn có những lỗi nhỏ mà các bạn dễ mắc phải, khiến chúng ta bị loại một cách rất đáng tiếc. Bài viết này mình sẽ liệt kê các lỗi nhỏ đó ra, các bạn xem mình có đang dính phải lỗi nào không thì sửa lại để không bị loại ngay từ vòng gửi xe nhé.

1/ Bộ mặt của cái email

Trước khi tính đến nội dung email viết cái gì hay là CV phải viết ra sao thì ta cần có một cái ‘bộ mặt email thật là đẹp trước đã. Bộ mặt email gồm những gì:

  1. a) Tên Hiển Thị

Là tên của chúng ta hiện lên khi người khác nhận được mail. Một cái tên chuyên nghiệp là tên đầy đủ, rõ ràng, tiếng Việt cũng được mà tiếng Anh cũng không sao. Ví dụ: Anh Tuan Le hay Lê Tuấn Anh hay Tuấn Anh Lê hay Le Tuan Anh đều okay.

Các lỗi các bạn hay mắc phải với tên hiểu thị đó là:

– CAPLOCK toàn bộ tên tạo cảm giác như dằn mặt người đọc vậy. Thật đáng sợ. 

– ‘không viết hoa’ các chữ đầu câu tạo cảm giác cẩu thả, đặc biệt bạn nào đang ứng tuyển các ngành tài chính kế toán thì dễ để lại ấn tượng xấu.

– Nếu không phải tên thường dùng thì việc để tiếng tây tiếng tàu như thế này cũng có nguy cơ khiến bạn bị loại luôn.

– Cũng đừng viết tắt như thế này, tạo cảm giác không chuyên nghiệp một chút nào cả.

Nói chung hãy viết đúng tên mình và viết hoa các chữ đầu câu. Đây là Hướng dẫn đổi tên email cho bạn nào chưa biết nhé.

  1. b) Địa chỉ email

Có 2 vấn đề cần lưu ý ở địa chỉ email đó là:

  1. Tên email tốt nhất nên là tên của chúng ta. Ví dụ anhtuanle234@gmail.com, tuananh12@gmail.com, anhle342@gmail.com, anhtuan.le@gmail.com, cái nào cũng okay hết. Đừng dùng các tên cool ngầu 8x kiểu như ví dụ bên dưới đây, và hạn chế viết tắt.
  2. Nên dùng Gmail.com vì đây hiện là email thông dụng nhất, giả sử nhà tuyển dụng có share file gì qua Google Drive thì tiện cho bạn mở luôn. (Hạn chế dùng các đuôi như Hotmail, Yahoo.com, vân vân)

Ví dụ một số tên dưới đây là không ổn:

  1. c) Avatar Email

Ảnh đại diện email cũng là cái mà nhà tuyển dụng có cái ấn tượng đầu tiên về chúng ta. Hiện tại mình thấy có ba kiểu ảnh thường xuất hiện trong email đó là:

  1. Không để ảnh gì hết. Thà như thế này còn hơn là để ảnh không liên quan, nhưng mình vẫn khuyến khích thay ảnh cho đẹp, để ản nào đó rõ mặt mình là được.
  2. Ảnh không liên quan. Như ảnh chó mèo lợn gà, nhân vật hoạt hình, phong cảnh, cầu thủ bóng đá, vân vân và mây mây. Những ảnh nào vô tình làm cho email của chúng ta rất thiếu chuyên nghiệp. Thay liền đi nhé.
  3. Có ảnh nhưng chưa rõ mặt. Cần kiếm bức ảnh khác rõ mặt hơn.

Ví dụ một số avatar không hề ổn chút nào:

Các bạn vào đây để xem hướng dẫn các thay avatar cho email này.

  1. d) Chữ ký email

Cuối cùng, một email chuyên nghiệp là phải có chữ ký đàng hoàng. Chữ ký nên có Tên, Email, Số Điện Thoại và LinkedIn.

Chữ ký không cần tên câu lạc bộ đang làm hay Facebook nếu không có liên quan.

Ví dụ đây là một chữ ký:

Các bạn có thể vào đây để học các thay chữ ký Gmail nhé.

2) Bộ mặt của cái thư gửi đi

Bộ mặt của cái thư gửi đi thì gồm 2 phần chính đó là Tiêu đề và Nội dung gửi. Vậy hai phần này viết như thế nào:

  1. a) Tiêu đề

Tiêu đề thư rất đơn giản, các bạn chỉ cần nhớ là vui lòng lúc nào cũng phải có tiêu đề, thư mà không có tiêu đề chắc chắn loại luôn, không cần biết CV hay cỡ nào.

Nếu trong tin tuyển dụng các bạn đọc ở dòng cuối có yêu cầu ghi tiêu đề như thế nào, hãy làm đúng như thế, đừng sáng tạo cái gì ở đây cả. Làm đúng đỡ mất thời gian cho nhà tuyển dụng loại.

Nếu không có yêu cầu tiêu đề gì cả thì bạn chỉ cần viết theo format đơn giản Tên Bạn – Ứng Tuyển Vị Trí ABC, công ty XYZ là xong, không cần cầu kỳ phức tạp.

  1. b) Nội dung email

Cũng như tiêu đề, một điều CHẮC CHẮN BẠN CẦN PHẢI LÀM đó là phải có nội dung email. Email mà không có nội dung thì chắc chắn sẽ bị loại ngay. Ví dụ:

Nội dung cũng chẳng có gì cần phải dài đâu, bạn cứ viết đủ theo format như sau là được:

Dear Mr./Ms. ABC,

Một câu nói về vị trí và công ty bạn định ứng tuyển. Một hoặc hai câu nói về lý do tại sao bạn nghĩ rằng mình phù hợp. 

Best Regards,

Tên bạn.

Như vậy là hoàn thành một bức thư tốt rồi.

3) Nên gửi kèm file gì

Nếu tin tuyển dụng yêu cầu bạn gửi hồ sơ, điều đó đồng nghĩa với việc bạn chỉ cần gửi CV và Cover Letter là đủ. Nhớ lưu thành 2 files riêng biệt nhé.

Các bằng cấp như IELTS, bằng cấp 3, bằng đại học, bảng điểm, chứng minh thư, sổ hộ khẩu vân vân vui lòng đừng gửi nếu không được yêu cầu.

Và bạn cũng đừng nén hồ sơ thành file .zip hay .rar, vì rất bạn tiện cho nhà tuyển dụng nếu muốn xem nhanh hồ sơ của bạn.

Cuối cùng, file CV hay Cover Letter đừng nặng quá 2MB.


Phần 3: Các mẫu CV và Phần mềm tạo CV nhanh nhất

Các website tạo CV nhanh và miễn phí hiện nay

  1. https://goodcv.vn/mau-cv-xin-viec.html
  2. https://www.topcv.vn/mau-cv
  3. https://anhtuanle.com/maucv/ 
  4. https://www.canva.com/
  5. https://vieclam24h.vn/cv/danh-sach-cv.html