Thương hiệu nào đang nắm “trùm” thị trường mỳ ăn liền

0
104

Liệu có chỗ đứng cho doanh nghiệp nhỏ giữa một rừng ông lớn trong trận chiến này?

Trong bài viết này, hãy cùng theo dõi cuộc đua rất hấp dẫn của hai nhà sản xuất lớn này khi nhìn vào số liệu kết quả kinh doanh.

1. Masan Consumer – dẫn đầu phân khúc cao cấp nhờ hiệu quả từ chiến lược cao cấp với thương hiệu Omachi
 
Năm vừa rồi, tính riêng ngành mỳ gói, đạt doanh thu thuần 4.968 tỷ đồng, tăng 7%. Omachi tiếp tục dẫn đầu phân khúc cao cấp, tăng trưởng 25% với việc liên tục giới thiệu các trải nghiệm độc đáo của sản phẩm mì hộp, mì trộn. Masan Consumer kỳ vọng vào tăng trưởng vượt trội với việc không ngừng đổi mới và dẫn dắt thị trường sản phẩm mì cao cấp.
Trước đó một năm, doanh thu mảng mì từng chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục, tăng 29% đạt 4.636 tỷ đồng. Tăng trưởng cả về sản lượng và mức giá bán bình quân của công ty này đến từ việc tung ra sản phẩm mì Omachi Cup, bên cạnh đó là các sản phẩm mì ly cao cấp Omachi – Business Class.
Biên lãi gộp mảng mì của Masan Consumer đã cải thiện đáng kể trong 10 năm qua, từ 27% giai đoạn 2010 đến nay đã tiệm cận ngưỡng 40%. Điều này cho thấy chiến lược cao cấp đang cho thấy tính hiệu quả. Cũng trong giai đoạn này, doanh thu mì gói của Masan Consumer đã tăng hơn 3 lần.
 
2. Acecook – vẫn là đại gia trong ngành mỳ, chiếm lĩnh phân khúc trung cấp.
 
Dù sức tiêu thụ đang có dấu hiệu chững lại theo xu thế của thế giới song với ba tỉ gói mì Hảo Hảo được tiêu thụ mỗi năm, Việt Nam vẫn là thị trường mang lại doanh thu hàng chục ngàn tỉ đồng cho Acecook.
Được xem là “vua mì gói” ở phân khúc trung cấp, với lượng cung ứng bình quân gần ba tỉ gói mì mỗi năm, đóng góp 60% doanh số của Acecook hàng năm và được 100% người tiêu dùng Việt Nam nhận biết. 40% doanh số còn lại thuộc về các dòng sản phẩm khác như Phở Đệ Nhất, Miến Phú Hương…
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, người dân hạn chế đi ra ngoài, mì ăn liền trở thành lựa chọn hàng đầu. Thông tin từ Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, tỉ lệ gia tăng tiêu thụ mì ăn liền trong bối cảnh Covid-19 là 67%. Doanh thu tăng 29% so với cùng kì năm ngoái. Trong giai đoạn Covid-19 bùng phát, mỗi ngày doanh nghiệp ngày sản xuất tới 400.000 – 450.000 thùng sản phẩm, tương đương 12 triệu – 13 triệu gói. Như vậy, xét về doanh thu và lợi nhuận, Acecook đã tạo ra sự cách biệt lớn so với phần còn lại của thị trường mì gói.
 
3. Asia Food – tập trung vào phân khúc bình dân, âm thầm dẫn đầu với thương hiệu Gấu Đỏ
 
Asia Foods cũng tỏ ra không hề kém cạnh với lịch sử tròn 30 năm sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam cùng các nhà máy được phân bổ khắp 3 miền. Bên cạnh đó, sản phẩm của Asia Foods không chỉ bán nội địa mà còn xuất khẩu đi nhiều nước Châu Á và Đông u.
Doanh thu của Asia Foods (công ty mẹ) trong năm ngoái đạt 3.071 tỷ đồng, tăng hơn 9%. Trong năm nay, Quy mô của 4 nhà máy khoảng 5.454 tỷ đồng doanh thu, vượt Masan Consumer. Tuy vậy, về tỷ suất sinh lời sản phẩm Asia Foods lại không cao bằng.
Lợi nhuận thu về ở các nhà máy vệ tinh của Asia Foods là tương đối ấn tượng, Asia Foods III lãi ròng 331 tỷ đồng, Bắc Ninh lãi 59 tỷ đồng và Đà Nẵng 5 tỷ đồng đều là mức sát với lợi nhuận gộp. Điều này khả năng đến từ việc chi phí quản lý, bán hàng tập trung hết vào công ty mẹ. Bản thân công ty mẹ Asia Foods cũng báo lãi 409 tỷ đồng năm vừa rồi.
 
Qua đó theo quan sát, dù Asia Foods tỏ ra im hơi lặng tiếng hơn rất nhiều so với các đối thủ lớn là Acecook và Masan Consumer về mặt truyền thông. Đi giữa lằn ranh của hai “gã khổng lồ” tuy nhiên số liệu cho thấy công ty này dường như không hề bị hụt hơi. Đúng là “trùm cuối” ngành mỳ tôm.
 
Nguồn: The Trainee Club