LÀM CHỦ CẢM XÚC BẢN THÂN

0
166

Trong khi cảm xúc có thể đóng một vai trò rất hữu ích trong đời sống hằng ngày, song, nó đồng thời có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần và những mối quan hệ cá nhân của chúng ta nếu cảm xúc vượt quá tầm kiểm soát.

Vậy làm thể nào để có thể điều khiển cảm xúc bản thân một cách hiệu quả?

1. Để ý đến tác động của cảm xúc

Tìm hiểu việc mất kiểm soát cảm xúc đang ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày của chúng ta như thế nào sẽ giúp ta giải quyết nó dễ dàng hơn. Khi cảm xúc mất sự kiểm soát sẽ thường dẫn đến:

  • Cãi vã, xung đột trong các mối quan hệ cá nhân, bạn bè…
  • Khó cảm thông cho người khác
  • Gặp vấn đề ở trường, nơi làm việc
  • Phải dùng thuốc để điều tiết cảm xúc

2. Không nên kìm nén, chấp nhận cảm xúc của mình

Khi kìm nén cảm xúc, chúng ta đang ngăn cản bản thân thể hiện cảm xúc của mình. Tuy vậy, cách để bộc lộ cảm xúc một cách lành mạnh cần có sự cân bằng giữa việc có quá nhiều cảm xúc và không có cảm xúc.

Để tập chấn nhận cảm xúc của bản thân, hãy thử nghĩ nó như một người đưa tin. Có thể vài lúc nó sẽ mang lại cảm giác tồi tệ nhưng nó vẫn cung cấp cho bạn những thông tin mà bạn có thể tận dụng. 

Ví dụ như: “Tôi rất mệt mỏi vì tôi cứ hay để chìa khoá lung tung và đi làm trễ. Có lẽ tối nên để nó ở trên cái kệ bên cạnh cửa để tôi có thể nhớ để đặt lại chìa khoá vào chỗ cũ”

Việc nghĩ cảm xúc của bản thân có ích thậm chí sẽ mang lại cảm giác hạnh phúc hơn.

3. Hít thở thật sâu

Cái lợi của việc hít thở sâu có thể có ích hơi chúng ta nghĩ rất nhiều, kể cả khi chúng ta hạnh phúc đến buồn cười hay khi quá tức giận đến nỗi không thốt nên lời.

Khi cảm xúc bắt đầu lấn áp, chúng ta cần:

  • Hít thở chậm rãi. Thở sâu từ trong cơ hoành, không phải từ lồng ngực. Nó có thể khiến chúng ta hình dung ra hơi thở đến từ sâu trong bụng.
  • Giữ hơi thở trong 3 giây và rồi thở ra từ từ.
  • Một vài người có thể cảm thấy việc lặp đi lặp lại những câu “thần chú” giúp ích như là “Tôi đang bình tĩnh” hoặc “Tôi đang thư giãn”.

4. Biết khi nào nên thể hiện cảm xúc

Lúc nào cũng sẽ có thời gian và địa điểm cho tất cả mọi việc, kể cả những cảm xúc mãnh liệu. Việc khóc lóc một cách mất kiểm soát là phản ứng khá bình thường khi chúng ta mất đi người yêu thương, một cách ví dụ. Hét vào gối, thậm chí đập nó, có thể sẽ giúp ta giải tỏa một ít sự tức giận và căng thẳng sau khi bị “đá”.

5. Cho bản thân một không gian riêng 

Tránh ra xa khi đang có cảm xúc mãnh liệt có thể giúp ta đảm bảo rằng ta đang phản ứng với nó một cách hợp lý.

Khi mà chúng ta không muốn chặn lại hay tránh né cảm xúc hoàn toàn, nó không hề gây hại khi làm sao lãng bản thân cho tới khi ta có thể tìm được nơi tốt hơn để giải quyết nó. Chỉ chắc chắn rằng ta bạn sẽ quay lại và giải quyết gọn ghẽ vì việc lảng tránh đi chỉ là biện pháp tạm thời.

Hãy thử:

  • Đi dạo xung quanh
  • Coi một video vui nhộn
  • Nói chuyện với người thân
  • Chơi đùa với thú cưng