“Cuộc chiến tin tức” của Facebook ở Úc

0
129

Sau một đêm ngủ dậy, người dân Úc bàng hoàng khi thấy các trang tin lớn như New Corp, Nine,… đồng loạt trống không. Facebook đã mạnh tay cho bay màu mọi chia sẻ về tin tức của báo chí nước này trên nền tảng của mình. 

1. Nguồn gốc đến từ đâu?

Hàng loạt những báo cáo và số liệu đã chỉ ra rằng nền báo chí Úc đang bị đe dọa do sự thất thoát doanh thu quảng cáo. Sự độc quyền trong quyền lực của Facebook và Google đã gây ra sự sụp đổ của nền báo chí nước này.

Dự luật Đàm phán Truyền thông Tin tức của Úc ra đời vào tháng 12 năm ngoái, mục đích yêu cầu các công ty công nghệ phải trả tiền để cho nội dung tin tức của báo chí nước này.

Về phía Facebook, họ cho rằng mình đang cung cấp miễn phí dịch vụ quảng cáo bằng cách cung cấp lượng truy cập cho các nhà xuất bản này. Tuy nhiên điều đó chẳng là gì so với số tiền quảng cáo khổng lồ mà Facebook và Google đang độc quyền.

2. Thế giới thay đổi ra sao?

Google lại bất ngờ đồng ý san sẻ lợi nhuận của mình với các công ty truyền thông của Úc. Bất ngờ là vì trước đó Google cũng ‘làm mình làm mẩy’ khi còn đe dọa ngược lại sẽ cấm Úc sử dụng Google. 

Có thể nói cả thế giới đang nín thở dõi theo từng động thái của Facebook, nhất là khi hành động này đã ngầm khẳng định việc Facebook không ngại đối đầu với các cơ quan chính phủ cũng như không muốn bị áp đặt dưới bất kỳ luật pháp nào. 

3. Thế làm sao bây giờ?

Các nhà báo ở Úc cũng đã tìm ra cách để “lách luật” bằng cách đăng bài mà không xếp nó và mục ‘media’. Rất nhiều người dùng lạc quan cho rằng, thay vì đọc tin qua Facebook, ta có thể đi thẳng tới trang báo.

Đây là những gì xảy ra với Tây Ban Nha khi bị Google News cấm cửa. Báo chí nước này “lên hương” trông thấy sau lệnh cấm của Google. ‘Traffic’ tới các trang tin này cũng không hề thay đổi. Chất lượng và lợi nhuận từ những ‘traffic’ này cũng được nâng cao hơn nhất là khi không phải đi qua một người trung gian.

4. Cuộc chiến này liệu có diễn ra ở Việt Nam?

Trong cuộc họp Quốc Hội vào đầu tháng 11 năm 2020, cùng với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Facebook, YouTube… đóng thuế và kiểm soát dòng tiền thanh toán. “Hiện nay, Google, Amazon, Facebook và Apple phát sinh doanh thu tại Việt Nam là hàng tỉ USD nhưng vẫn “trốn thuế”. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói. Dự kiến trong năm nay, chắc chắn vấn đề về doanh thu sẽ được bàn bạc tới. 

Tuy nhiên ở nước ta, bên cạnh Facebook thì Zalo cũng là một mạng xã hội phổ biến, nơi mọi người tìm tới để đọc tin. Bộ Y Tế đã từng gửi hơn 3,5 tỷ thông báo tới người dân để cập nhật tình hình dịch.

Bản thân Zalo hay Lotus, vốn trực thuộc VNG và VCcorp, đây là hai trong những tập đoàn hàng đầu, vừa sở hữu nền tảng  vừa sở hữu kênh truyền thông báo chí của riêng mình. Vậy nên thay vì ‘đấu tố’ nhau, 2 kênh này có thể cùng bổ trợ và phát triển cho nhau một cách hoàn hảo.

(Sưu tầm)